Nguyên nhân thấm chân tường và cách xử lý

18:47 | 13/08/2021

Nguyên nhân thấm chân tường và cách xử lý

 

1. Nguyên nhân gây thấm chân tường

Thấm chân tường là hiện tượng tường bị hút nước và hơi ẩm từ dưới nền lên trên cao theo nguyên lý "bấc thấm đèn dầu". Lượng ẩm tích tụ lâu ngày sẽ gây ẩm mốc, bong tróc sơn tường, thậm chí gây mục nát bức tường, làm giảm tuổi thọ kết cấu tường nhà. Với các bức tường bị thấm lâu ngày, lượng nước và hơi ẩm nhiều đẩy lên trên cao 1 - 2 mét, kéo theo một lượng muối khoáng gốc clorua, sunfat ... ăn mòn và phá hủy kết cấu tường, làm mục vữa và suy giảm tuổi thọ kết cấu bức tường.

Chủ nhà ốp gạch chân tường khiến hơi ẩm không thoát và càng mao dẫn lên trên cao

Khi tường quá ẩm, lượng muối từ nền nhà và từ tường sẽ đẩy ra bề mặt, phá hủy lớp vữa, lớp sơn bả

Bức tường bị thấm chân tường rất nặng, phá hủy kết cấu tường

Hơi ẩm và muối là 2 tác nhân phá hủy tường nặng nề nhất

Chiều cao thấm chân tường trung bình từ 30 - 100 cm

Có rất nhiều nguyên nhân làm thấm chân tường, nhưng chúng tôi liệt kê 3 nguyên nhân phổ biến gây thấm chân tường như sau:

  • Nguyên nhân 1: Tường tầng 1 xây không có "giằng chống thấm" chân tường
  • Nguyên nhân 2: Tường tầng 1 tôn nền nhà vượt quá "giằng chống thấm" chân tường.
  • Nguyên nhân 3: Do nước từ nhà vệ sinh làm ẩm chân tường (xảy ra nhiều ở các khu chung cư)

* Nguyên nhân thứ nhất: Tường tầng 1 xây không có "giằng bê tông chống thấm" chân tường

- Tường tầng 1 xây không có "giằng chống thấm" chân tường xảy ra nhiều nhất ở các công trình nhà tập thể hoặc nhà cũ xây từ cách đây 30 - 40 năm, khi xây dựng thời điểm đó chỉ là kết cấu tường chịu lực.

- Các bức tường không có giằng bê tông chống thấm thông thường sẽ bị thấm ẩm với mức độ nặng, tường thậm chí bị phá hủy gây mục nát khiến công tác xử lý sẽ lâu và khó khăn hơn.

- Tình trạng ốp gạch chân tường, hoặc có tình trạng ốp gạch toàn bộ nhà, gây ra tình trạng bí hơi càng làm tường bị hút ẩm nặng hơn, phá hủy kết cấu tường nhanh hơn. Đã có trường hợp những ngôi nhà cũ ốp kín toàn bộ nhà, vữa bị thấm ẩm kéo theo muối làm mục tường nên được một thời gian rơi cả mảng gạch ốp xuống (trường hợp này rất nguy hiểm). 

 

Nhà kết cấu tường chịu lực không có "giằng bê tông chống thấm" chân tường

 

* Nguyên nhân thứ hai: Tôn nền nhà vượt quá "giằng chống thấm" chân tường.

- Trường hợp này xảy ra cả ở nhà mới và cũ, khi đó "giằng chống thấm" bị thấp hơn so với nền nhà làm mất tác dụng chống thấm cho bức tường.

- Có một số trường hợp nhà mới xây, đã đổ bê tông "giằng chống thấm" chân tường nhưng do tính toán sai cốt nền quá thấp, xây giật cấp hoặc trường hợp nhiều nhất là do thợ xây ẩu làm nền cao hơn hoặc bằng so với "giằng chống thấm".

Nhà tôn nền cao hơn, sau vài tháng thì bị thấm chân tường

Tôn nền cao hơn cốt cũ nhưng không xử lý chống thấm dẫn đến thấm ẩm chân tường

 

* Nguyên nhân thứ ba: Nước thấm từ nhà vệ sinh ra nền  và làm thấm chân tường xung quanh các bức tường ngăn 

- Đặc điểm các căn cộ chung cư là các bức tường xây chung trên 1 mặt sàn, nên nếu nước thấm từ nhà vệ sinh, lâu dần lan ra xung quanh làm thấm chân tường các bức tường ngăn phòng, thậm chí cả những bức tường hành lang chung cư.

Chân tường giáp khu vệ sinh căn hộ chung cư bị thấm, ẩm mốc và bong tróc sơn

Tình trạng thấm từ nền vệ sinh ra sảnh chung cư khiến chân tường bị thấm loang lổ

Nước thấm từ các khu vệ sinh là nguyên nhân chính gây thấm ẩm chân tường ở chung cư

 

2. Những sai lầm trong chống thấm chân tường

* Sai lầm thứ nhất: Ốp gạch chân tường cao 1 mét: việc ốp gạch chân tường chỉ là để che đi phần thấm ẩm, nhưng chỉ được 1 thời gian ngắn, hơi ẩm sẽ tiếp tục đẩy lên trên cao và phá hủy tường mức độ nặng hơn là không ốp gạch

Chủ nhà ốp gạch chân tường cao 1 mét nhưng lại làm tường thấm nặng hơn, do nước và hơi ẩm tiếp tục đẩy lên cao

Lượng nước thấm đẫm chân tường do ốp gạch chân tường kín

Chân tường ẩm cao 1 mét so với nền do ốp gạch chân tường

 

* Sai lầm thứ hai: Đục tường ra, trát xi măng mác cao, hoặc trát với phụ gia không đúng chủng loại. Chủ nhà hoặc các đội thợ xây dựng thường chủ quan, trát vữa xi măng tinh dạng hồ dầu sau đó trát xi măng cát vàng mác cao nhưng vẫn bị thấm. Lý do là nước và hơi ẩm vẫn hút và đẩy lên qua các lỗ mao rỗng dù có là vữa bê tông mác cao, chưa kể khi trát mác cao thì rất dễ nứt nên vẫn thấm ẩm tường.

Hậu quả của việc đục chân tường và trát xi măng mác cao là chân tường vẫn thấm, tường nứt nhiều

Chân tường bị thấm ở chung cư do nhà vệ sinh hàng xóm thấm sang. Chủ nhà đã trát vữa xi măng tinh

và trát hoàn thiện xi măng mác cao PCB 40 trộn cát vàng nhưng vẫn bị thấm.

 

* Sai lầm thứ 3: Sử dụng giấy dán tường chống ẩm.

Việc sử dụng giấy dán tường để che đạy chỉ được thời gian ngắn, không mang lại hiệu quả, mặt khác lại càng làm tường thấm nặng nề hơn so với hiện trạng thấm ban đầu. Lý do giấy dán tường kín giữ độ ẩm trong tường, theo thời gian độ ẩm giữ trong tường càng lâu và tường càng ẩm ướt nặng. Đây là một trong những sai lầm có thể nói là phổ biến của các nhà chung cư, khi chủ nhà không tìm hiểu đúng thông các cách xử lý triệt để vấn đề này.

Sử dụng giấy dán tường để che đạy càng làm tình trạng thấm chân tường nặng hơn

Giấy dán tường làm tường thấm mốc nặng hơn

* Sai lầm thứ 4: Ốp các tấm ốp nhựa chân tường.

Đây cũng là sai lầm giống như ốp gạch chân tường, chỉ được thời gian ngắn các tấm ốp này thậm chí còn bung keo và làm tường thấm nặng hơn

Chủ nhà ốp nhựa chân tường nhưng bị hơi ẩm đẩy bung, tường bị ẩm nặng hơn nhiều

Che đạy bằng các tấm ốp nhựa chỉ được thời gian ngắn

Tường bị hơi ẩm phá lên cao hơn tấm ốp chân tường

* Sai lầm thứ 5: Thợ chống thấm chỉ đục đoạn chân tường thấm 30 - 100 cm để quét các loại sơn chống thấm, xi măng chống thấm dạng tinh thể, hoặc trát vữa chống thấm trộn phụ gia. Đây chỉ là giải quyết phần ngọn che đạy giống như ốp gạch chân tường. Thời gian sau này, nước và hơi ẩm tiếp tục mao dẫn lên cao gây ẩm và bong tróc tường phía bên trên.

Hình ảnh (sưu tầm): Cách làm sai lầm của một đội thợ chống thấm khi xử lý ẩm chân tường

Bên trên là hình ảnh sưu tầm của một đội thợ quảng cáo cách chống thấm chân tường theo phương pháp: đục phần chân tường bị thấm ẩm 80 - 100 cm, sau đó quét 2 -3 lớp sơn chống thấm vào trực tiếp bề mặt gạch, cuối cùng trát vữa trộn phụ gia, hoặc chỉ trát vữa thường. Cách làm như trên là hoàn toàn sai lầm, không ngăn chặn nguồn thấm một cách triệt để, mà chỉ giải quyết phần ngọn của vấn đề . Lý do: một thời gian sau hơi ẩm tiếp tục đẩy lên phía trên cao và gây thấm ẩm bong tróc với mức độ nặng hơn, giống như sai lầm khi ốp gạch hay ốp tấm nhựa.

 

Vậy cách xử lý chống thấm chân tường triệt để là gì?

Cách xử lý chống thấm chân tường triệt để đó là: bơm hóa chất chống thấm chân tường chuyên dụng Water Seal DPC vào mạch vữa chân tường để tạo ra lớp "Giằng chống thấm", sau đó trát lớp vữa chân tường bằng phụ gia chống thấm, chống muối chuyên dụng Fosmix Liquid N800.

3. Quy trình thi công chống thấm chân tường chi tiết qua hình ảnh như sau:

a. Vật liệu để chống thấm chân tường: 

b. Các bước thi công

 

Bước 1:Đục tẩy lớp vữa chân tường tính từ nền nhà lên cao 30 - 50 cm. Tường thấm đến đâu thì đục cao đến đó.

Bước 2: Xác định mạch vữa chống thấm

- Xác định mạch vữa chống thấm (cao hơn cốt nền 15 - 20 cm).

- Khoan lỗ để bơm hóa chất.

- Với tường đơn chỉ cần khoan lỗ chéo góc 50 - 55 độ so với tường, sâu 10 cm.

- Với tường đôi khoan 2 hàng, hàng thứ nhất tại mạch vữa chống thấm theo hướng vuông góc tường độ sâu 18 - 19 cm. Chú ý không khoan thủng. Hàng thứ 2 mạch bên trên với lỗ chéo góc 45 độ, sâu 10 cm, giao với lỗ khoan vuông góc mạch trước đó, mục đích lỗ khoan này để tạo phễu bơm hóa chất.

 

Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ lỗ khoan

- Dùng máy hút hoặc thổi bụi để vệ sinh sạch bụi trong lỗ khoan

- Trám vữa chống thấm kín lỗ khoan vuông góc (đối với tường 220mm)

- Gắn ống bơm vào các lỗ khoan

Bước 5: Phun hóa chất chống thấm Water Seal DPC vào các lỗ khoan với định mức cho tường 110 là: 1,5 - 1,8 lít/ mét dài tường. Tường 220 là: 2,5 lít/ mét dài. Bơm nhiều lần liên tục cho đến khi đủ định mức.

Bước 6: Trộn phụ gia chống thấm, chống muối Fosmix Liquid N800 với nước theo tỷ lệ 1: 5 và đổ vào hỗn hợp xi cát (1 xi : 3 cát). Trát chống thấm hoàn thiện chân tường.

 

Hoàn thành xong công tác chống thấm chân tường. Chờ khô 30 - 60 ngày trước khi sơn bả hoàn thiện

 

Video: Quy trình thi công chống thâm chân tường

 

© Bản quyền thuộc về TECH DRY VIET NAM CO., LTD

© All rights are reserved by TECH DRY VIET NAM CO., LTD

---------------------------------------------

Công ty TNHH Tech Dry Việt Nam

Hotline: 0974 223 889

Office: Số 15 ngõ 251/78 Phạm Văn Đồng , Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Factory: Cụm CN Từ Liêm, Hà Nội