Quy trình chống thấm tầng hầm | chongthamnguoc.vn

10:32 | 16/09/2014

    Trong những năm gần đây vấn đề thi công chống thấm tầng hầm, bể ngầm, ga tàu điện ngầm, và rất nhiều các công trình ngầm dưới mực cốt nền xây dựng được chủ đầu tư và các nhà thầu rất chú trọng, bởi vì công trình nào cũng cần phải xử lý chống thấm. Nhưng hầu như các công trình xử lý không triệt để, chưa có giải pháp toàn diện, nếu có xử lý thì cũng được một vài năm rồi bị thấm lại, điều này làm đau đầu các chủ đầu tư, cũng như các nhà thầu, kể cả các nhà thầu có kinh nghiệm lâu năm trong ngành xây dựng. Với hầu hết những người làm trong lĩnh vực xây dựng, việc “chống thấm tầng hầm” là nỗi ám ảnh và được ví như “căn bệnh nan y”.

            Hình 1: Tầng hầm bị thấm

Vậy để giải quyết vấn đề xử lý chống thấm tầng hầm hiệu quả lâu dài nhất thì “Phương pháp tối ưu và triệt để nhất là gì?”. Đây là câu hỏi mà hầu hết các Chủ đầu tư cũng như các nhà thầu đặt ra với mỗi một công ty chống thấm chuyên nghiệp và mong muốn có được phương pháp chống thấm tầng hầm tốt nhất.

            Hình 2: Thấm vách tầng hầm

      Với kinh nghiệm nhiều năm thi công chống thấm tầng hầm và nghiên cứu các công nghệ trên thế giới, công ty Tech Dry Việt Nam sẽ giới thiệu một cách rõ ràng nhất để chúng ta có thể nắm rõ được quy trình chống thấm ngay từ ban đầu cũng như “xử lý chống thấm tầng hầm” khi xảy ra hiện tượng thấm nước.

Nguyên nhân chủ quan gây thấm tầng hầm:

- Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do thiết kế sơ sài, kiến trúc sư chưa hiểu hết và nắm rõ được đúng quy trình chống thấm. Thường thì trong bản hồ sơ thiết kế, quy trình chống thấm thường không rõ ràng, hầu hết là khi đổ bê tông xong thì mới chống thấm, chính vì thế đa số các công trình thường khi đổ xong thì phải xử lý chống thấm lại, việc này thường gây tốn kém và việc xử lý mang tính chất đối phó để nghiệm thu chứ không xử lý triệt để.

- Nguyên nhân thứ hai là do Nhà thầu thi công xây dựng trong quá trình đổ bê tông kém chất lượng sẽ tạo ra độ rỗng và gây thấm. Đồng thời khi đổ bê tông các vị trí mạch ngừng và khe co giãn nhà thầu gây ra lỗi nên các vị trí này thường xuyên bị thấm.

- Nguyên nhân thứ ba đó là khi đổ bê tông xong, quy trình thi công chống thấm tầng hầm thường là các chủ đầu tư hoặc các nhà thầu chọn phương án giá rẻ nên chất lượng thường không đảm bảo, thi công xử lý chống thấm theo kiểu chắp vá tức là thấm chỗ nào thì làm chỗ đó.

Các vị trí gây thấm tầng hầm:

- Thấm mạch ngừng: đây là vị trí mà hầu hết các công trình thường xuyên gặp phải, do việc đổ bê tông không liên tục, đồng thời phải kể đến kỹ thuật đổ bê tông gặp lỗi, đá sỏi lắng xuống làm rỗng mạch ngừng, hoặc do vị trí mạch ngừng không lắp đặt các băng cản nước, gioăng trương nở.

- Thấm khe co giãn, khe nhiệt: với khe co giãn bê tông, cũng do việc đổ ghép bê tông nên tạo ra các khe để bê tông thở, vì thế nước cũng thường xuyên thấm qua vị trí này.

- Thấm sàn và vách tầng hầm do nứt, rỗ bê tông: việc nứt sàn bê tông và vách bê tông cũng thường xuyên xảy ra, với nhiều các lý do khác nhau liên quan đến kết cấu không ổn định, việc ép tiến độ nên nhà thầu đổ gấp và sử dụng phụ gia tháo dỡ ván khuôn nhiều, do kỹ thuật đổ bê tông ...

Sau đây chúng tôi xin đưa ra các quy trình chống thấm tầng hầm như sau:

1. Quy trình chống thấm tầng hầm xây mới:

a. Sản phẩm đề nghị:

Fosmix Crystal: đây là sản phẩm vữa gốc xi măng tinh thể thẩm thấu, cơ chế tự hàn gắn vết nứt. Quét chống thấm ngược bên trong sàn và vách tầng hầm.

 

- Băng cản nước r: Với băng cản nước loại V dùng cho mạch ngừng, loại O dùng cho khe co giãn, thông thường đối với các tầng hầm nhà cao tầng nên dùng các loại: V 200 mm, V 250 mm, O 250 mm.

b. Quy trình thi công:

Bước 1:  Lắp đặt các băng cản nước loại V và O cho các vị trí mạch ngừng và khe co giãn ngay từ khâu ghép cốp pha. 

Bước 2: Sau khi bê tông đạt được 14 - 28 ngày, tiến hành quét toàn bộ sàn và vách tầng hầm bằng hoá chất Fosmix Crystal , với định mức từ 1,3 - 1,5 Kg/ m2. Thi công 02 lớp vuông góc với nhau.

 

2. Quy trình xử lý chống thấm ngược tầng hầm (xây cũ, sửa chữa):

a. Sản phẩm đề nghị:

- Keo PU trương nở: đây là loại keo chuyên bơm xử lý các vị trí mạch ngừng cũng như khe co giãn, có tác dụng ngăn chặn dòng nước rò rỉ, đồng thời giảm áp lực nước thấm trong tầng hầm. Tham khảo chi tiết sản phẩm Tại Đây

- Máy bơm keo PU, kim bơm keo, các phụ kiện đi kèm.

- Vữa đông cứng nhanh: sử dụng để gắn và cố định kim bơm keo, bịt những vị trí nước thấm mạnh.

- Thanh cao su trương nở

- Fosmix IC Grout: đây là vữa dùng để đổ bù vào các vị trí rỗng của sàn tầng hầm, chống thấm các vị trí mạch ngừng. Vữa có tính năng bù co ngót và có các tinh thể tự hàn gắn vết nứt vĩnh viễn.

- Compact RP 500: là dạng vữa sửa chữa chống thấm không co ngót, dùng cho các vị trí trát đứng vách tầng hầm

- Fosmix Crystal: Vữa chống thấm tinh thể thẩm thấu.

b. Quy trình thi công:

Bước 1: Đục tẩy toàn bộ các vị trí thấm của tầng hầm, với các vị trí mạch ngừng, hoặc khe co giãn bê tông đã bị mục rũa thì nên đục bỏ hết cho đến khi đến thép đan thì dừng, nên đục ít một để tránh tình trạng nước rò rỉ quá mạnh gây cản trở cho việc xử lý.

Bước 2: Sử dụng vữa đông cứng nhanh chặn nước tức thời để bịt các vị trí nước rò rỉ mạnh. Sau đó dùng kim bơm gắn vào các vị trí rò rỉ nước, các vết nứt để bơm keo PU vào ngăn chặn rò rỉ. Với các vị trí mạch ngừng ta nên đục sâu vào khoảng 10 cm để đổ bù bằng vữa chống thấm.

 

Bước 3: Đổ hoặc vá lại các vị trí vừa đục tẩy, trộn Compact RP 500 với nước sạch theo tỷ lệ, vữa này có tác dụng chống thấm hiệu quả nhất cho các vị trí này, chịu được áp lực cao, cơ chết tự hàn gắn vết nứt lên tới 0,5mm. Hoặc ghép cốp pha các vị trí thấm sau đó sử dụng vữa Fosmix IC Grout để đổ bù vào. Các vị trí mạch ngừng, hoặc khe co giãn độ giãn nở bê tông rất cao, nên chèn thanh cao su trương nở trước khi trát vữa Compact RP 500 để khi có nước sẽ trương nở và bịt kín không cho nước chảy qua.

Bước 4: Sau khi dỡ cốp pha phần đổ vữa chống thấm hoặc lớp vữa trát chống thấm đã khô. Quét toàn bộ các vị trí vừa xử lý bằng vữa chống thấm Fosmix Crystal, chú ý thi công ít nhất 02 lớp, lớp sau cách lớp trước từ 2- 3 giờ.

Bước 5: Sau 2 -3 ngày kiểm tra theo dõi và bảo dưỡng các vị trí tầng hầm vừa được xử lý chống thấm. Những vị trí nào chưa đạt yêu cầu, thấy dấu hiệu thấm ẩm thì nên làm lại đúng quy trình từ ban đầu và tiếp tục theo dõi kiểm tra.

 

            Hình ảnh: Quá trình hoàn thiện công tác chống thấm.

Trên đây là hai quy trình được áp dụng cho tầng hầm mới và cũ. Việc xử lý chống thấm tầng hầm cũ là vô cùng phức tạp, tốn kém, sau một thời gian nhất định lại phải xử lý lại. chính vì vậy các công trình nên chú ý áp dụng phương pháp chống thấm tầng hầm ngay từ ban đầu một cách một cách chặt chẽ nhất mang lại chất lượng tốt cho công trình xây dựng.

Xin vui lòng liên hệ bộ phận kỹ thuật để biết thêm chi tiết.