Xử lý nứt trần nhà | Gia cố bê tông nứt
7:09 | 10/06/2014Hiện tượng nứt bê tông ở các công trình hiện nay xảy ra rất nhiều. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt bê tông như: trộn đổ bê tông sai quy cách, cấy thép không đúng, bão dưỡng bê tông sai quy trình, nhiều nước ở bê tông, bê tông bị sốc nhiệt ... Một số các nguyên nhân khác tham khảo: Nguyên nhân gây nứt bê tông
Tùy theo mức độ và độ rộng của vết nứt sẽ có 2 phương pháp cơ bản để xử lý vết nứt đồng thời tạo lớp liên kết chắc với bê tông vừa giúp bịt kín vết nứt, đồng thời gia cố lại bê tông để đạt cường độ như ban đầu.
1. Phương pháp xử lý vết nứt bằng máy bơm keo Epoxy áp lực cao:
Hình 1: Xử lý vết nứt bê tông bằng hệ thống máy bơm keo Epoxy áp lực cao
2. Phương pháp xử lý vết nứt bằng hệ thống xi lanh để bơm keo Epoxy: Phương pháp xy lanh áp dụng cho tất cả các loại vết nứt to hay nhỏ, sử dụng phương pháp này thì keo sẽ vào đều, từ từ hơn so với phương pháp bơm bằng máy bơm áp lực.
Hình 2: Xử lý nứt trần mái bê tông bằng hệ thống xy lanh bơm keo Epoxy
Sau đây chống thấm Hòa Phú xin đưa ra biện pháp kỹ thuật xử lý vết nứt sử dụng hai công nghệ bơm keo Epoxy như sau:
Phương pháp 1: Xử lý vết nứt bằng máy bơm keo epoxy áp lực cao:
1. Điều kiện vết nứt:
- Các vết nứt rạn nhỏ, độ rộng các vết nứt > 0,5 mm, độ dày sàn bê tông >= 30 cm.
- Các vết nứt liên quan tới kết cấu như lún nứt đất nền, rung đập kết cấu, lún do tải trọng, thường là các vết nứt gãy lớn.
Hình 3: Vết nứt lớn ở góc trần do lún kết cấu
Hình 4: Gãy trần, vết nứt vuông góc với trần
2. Dụng cụ thi công:
- Bàn chải sắt, chổi, bay, máy đục, máy mài, máy thổi bụi ...
- Kim bơm keo, máy khoan, các phụ kiện đi kèm
- Máy bơm keo epoxy áp lực cao Hawa - 600, áp lực bơm là 10.000 PSI (tương đương 700Kg/cm2). Đây là thiết bị quan trọng nhất trong công tác xử lý vết nứt bê tông.
+ Ưu điểm: Xử lý được những vết nứt độ rộng nhỏ, độ sâu lớn
+ Nhược điểm: Thời gian thi công lâu, tốn nhiều nhân công, giá thành cao hơn các phương pháp khác.
3. Vật liệu sử dụng:
- Keo epoxy SL 1400 (Đài loan) hoặc Epoxy Sikadur 752 được sử dụng để bơm vào vết nứt, liên kết chắc với bê tông, bịt kín vết nứt đồng thời gia cố bê tông, tạo thành khối đồng nhất. Chi tiết thông số kỹ thuật tham khảo Tại Đây.
- Keo trám SL 1401 (Đài Loan), tác dụng để gắn kim và trám kín các đường nứt để khi bơm không bị chảy keo bơm ra ngoài. Tham khảo thông số kỹ thuật Tại Đây.
4. Quy trình thi công:
1> Chuẩn bị bề mặt:
+ Khoanh vùng các vết nứt, sử dụng máy mài chà dọc theo đường nứt.
+ Thổi sạch các đường nứt bằng máy chuyên dụng, bàn chải sắt, cọ quét.
2> Đánh dấu đường nứt:
+ Đánh dấu vết nứt bê tông bằng vạch dấu các vị trí quan trọng để xử lý vết nứt.
+ Đánh dấu các vị trí trọng yếu để khoan gắn kim bơm.
3> Khoan và gắn kim bơm keo:
+ Dùng máy khoan vào các vị trí đã đánh dấu, khoảng cách các lỗ khoan từ 15 - 20 cm. Khoan xuyên góc dọc theo hai bên vết nứt, độ sâu lỗ khoan phải đảm bảo xuyên qua vết nứt.
+ Dùng kim bơm keo đặt vào các vị trí lỗ khoan sau đó siết chặt lại.
+ Trám keo SL 1401 dọc theo vết nứt, mục đích để keo sẽ không bị chảy khi bơm.
+ Chờ khoảng 30 phút cho keo khô thì tiến hành bơm keo.
4> Quá trình bơm keo:
+ Trộn keo 2 thành phần theo đúng tỉ lệ, gắn máy bơm vào kim bơm;
+ Bơm keo vào vết nứt bằng máy áp lực cao cho tới khi không thể bơm keo vào được nữa thì dừng.
+ Khi keo khô tiến hành tháo kim bơm keo.
+ Trám lỗ khoan bằng vữa trộn phụ gia Sika latex.
+ Vệ sinh bề mặt và khu vực sửa chữa.
Phương pháp 2: Xử lý vết nứt bằng hệ thống xy lanh:
1. Điều kiện vết nứt:
- Áp dụng cho tất cả các loại vết nứt to hay nhỏ.
2. Vật liệu sử dụng:
- Keo epoxy SL 1400 (Đài Loan) hoặc Sikadur 752 được sử dụng để bơm vào vết nứt, liên kết chắc với bê tông, bịt kín vết nứt đồng thời gia cố bê tông, tạo thành khối đồng nhất. Chi tiết thông số kỹ thuật tham khảo Tại Đây.
- Keo trám SL 1401, tác dụng để gắn kim và trám kín các đường nứt để khi bơm không bị chảy keo bơm. Tham khảo thông số kỹ thuật Tại Đây.
3. Quy trình thi công:
Bước 1: Sử dụng các dụng cụ vệ sinh chuyên dụng làm sạch bụi bẩn, tạp chất trên bề mặt vết nứt, nếu trần nhà có trát vữa thì phải đục tẩy hết lớp vữa trát đó ra, sau đó kiểm tra kích thước của vết nứt bằng thước đo.
Hình 5: Vệ sinh và kiểm tra kích thước vết nứt
- Bước 2: Đánh dấu các vị trí để đặt xy lanh, khoảng cách giữa các vị trí từ 15 - 20 cm.
Hình 6: Đánh dấu vị trí đặt xy lanh
Bước 3: Gắn bát nhựa vào các vị trí đã được đánh dấu, sử dụng keo Epoxy SL 1401 để gắn bát nhựa, khoảng cách giữa các vị trí từ 15 - 20 cm. Sau đó trám dọc vết nứt đã được gắn bát nhựa bằng keo SL 1401, mục đích để keo Epoxy sau khi bơm không bị chảy ra ngoài.
- Bước 4: Sau khi kiểm tra bề mặt keo Epoxy SL 1401 đã khô chúng ta bắt đầu tiến hành gắn xy lanh vào bát sau đó từ từ bơm dung dịch keo SL 1400 vào. Lưu ý, chuẩn bị nhiều xy lanh chứa keo Epoxy khác nhau một lúc để có thể liên tục bơm vào cho đến khi keo không vào được nữa thì dừng lại. Trường hợp muốn tăng áp lực trong quá trình bơm có thể dùng dây cao su để bổ trợ.
Hình 8: Gắn xy lanh nhựa có chứa keo SL 1400 vào bát nhựa
- Bước 5: Sau khi bơm khoảng 3 - 4h đồng hồ, dung dịch keo Epoxy đã đủ thời gian đông cứng, chúng tôi tiến hành rút xy lanh ra, sau đó sử dụng các loại máy chuyên dụng để trà nhám và làm phẳng bề mặt các vết nứt.
- Bước 6: Nghiệm thu công trình, tiến hành bàn giao và đưa vào sử dụng một cách bình thường.