Kỹ thuật chống thấm trần nhà | chongthamnguoc.vn
22:33 | 21/04/2015Việc xử lý chống thấm trần nhà bị thấm, dột nước mưa là một trong những việc làm đau đầu các chủ hộ gia đình, văn phòng công ty, và các chủ đầu tư nói chung. Đặc biệt nhất và vị trí thấm nhiều nhất vẫn là bê tông trần áp mái, trần nhà dưới sân thượng, nơi thường xuyên chịu sự tác động của nắng mưa thất thường.
Dưới đây là một số hình ảnh thấm nước ở trần nhà:
Hình 1: Nước thấm từ trần nứt và hộp kỹ thuật phòng áp mái
Hình 2: Trần nhà bị nước thấm xuống do nứt sàn bê tông mái
Hình 3: Đây cũng là hiện tường trần mái nhà bị nứt nên nước thấm xuống
Hình 4: Nước thấm qua khe nứt mái xuống cầu thang và phải hứng nước bằng xô chậu
Có 3 nguyên nhân chính gây thấm trần nhà bê tông:
Thứ nhất: Sau một vài năm sử dụng trần nhà bê tông sẽ có hiện tượng nứt sàn mái bê tông do co ngót bê tông, do sự chênh lệch nhiệt độ nắng mưa đột ngột, mùa hè nở ra, mùa đông co lại hay còn gọi là hiện tượng “Sốc nhiệt của bê tông”. Vết nứt bê tông này thường rạn nứt 0,3 - 2mm.
Thứ hai: Nứt trần nhà bê tông do kết cấu lún, thép đan sàn bê tông mái không đạt yêu cầu, mác bê tông kém chất lượng. Các vết nứt này thường khá to 1 - 2 mm, thậm chí lớn hơn.
Thứ ba: Đổ nối sàn bê tông mới vào sàn bê tông cũ, vị trí thấm là khe nối giữa sàn cũ và sàn mới (khe nối bê tông).
Trên đây là 3 nguyên nhân chính dẫn đến việc thấm xuống trần nhà mà nguyên nhân chính là sàn bê tông mái, ngoài ra còn có các nguyên nhân khác dẫn đến việc thấm trần nhà nhưng do quá đặc biệt hoặc rất ít gặp nên chúng tôi không đề cập đến, những nguyên nhân đặc biệt đó đòi hỏi phải đến công trình khảo sát thật kỹ lưỡng.
Sau khi xác định được những nguyên nhân gây thấm như trên chúng tôi có 2 phương án xử lý chống thấm cho trần nhà như sau:
Phương án thứ 1: Chống thấm ngược
Quy trình chống thấm như sau:
a. Sản phẩm đề nghị:
- Compact RP 500: vữa trát chống thấm ngược trần nhà chuyên dụng.
- Fosmix Flex 250: Màng quét đàn hồi, gia cố các vết nứt.
- Lưới thủy tinh gia cố vết nứt
b. Quy trình thi công:
Bước 1: Đục tẩy lớp vữa trần nhà
- Đục tẩy sạch sẽ lớp vữa trần nhà đến cốt bê tông
- Dùng máy chà sạch bụi bẩn và vữa thừa
Bước 2: Xử lý vết nứt trần
- Cắt rạch vết nứt hình chữ V
- Trám vữa Compact RP 500 vào vết nứt, chú ý trám để lõm không trát phẳng
- Trộn Fosmix Flex 25 và dán lưới thủy tinh khổ 10 cm dọc theo vết nứt
Bước 3: Trát bả 02 lớp vữa Compact RP 500
- Phun nước bão hòa ẩm bề mặt trần nhà trước khi trát chống thấm
- Trộn vữa Compact RP 500 theo tỷ lệ: 1 bao Compact RP 500 (20 kg) + 3,8 - 4 lít nước sạch, dùng máy khuấy trộn đều trong 05 phút.
- Bả 02 lớp vữa Compact RP 500 lên trần nhà cần chống thấm. Lớp sau cách lớp trước 20-30 phút, do vữa khô nhanh nên trát 2 lớp gần như liên tục để tránh tách lớp. Độ dày 2 lớp trát 4-5 mm.
Bước 4: Trát hoàn thiện bằng vữa xi măng tỷ lệ 1 xi : 2 cát, độ dày 5-7 mm. Xoa phẳng hoàn thiện bề mặt.
Các hình ảnh thi công thực tế dưới đây được Tech Dry trực tiếp thực hiện. Công tác chống thấm ngược trần nhà tập thể TT 102 B8 Kim Liên, cấu tạo trần là các tấm bê tông mỏng 3cm ghép panel, bị nứt khe panel nước thấm xuống mà không thể chống thấm bên trên nhà hàng xóm được.
Hình ảnh: Đục tẩy lớp vữa trần nhà
Hình ảnh: Khe panel trần nhà tập thể, đây là nguyên nhân gây thấm nước
Hình ảnh: Trám khe và chống thấm khe ghép tấm panel
Hình ảnh: Trát chống thấm trần nhà bằng vữa Compact RP 500
Hình ảnh: Trát vữa hoàn thiện bề mặt trần nhà.
Phương án thứ 2: Chống thấm trần nhà theo phương pháp chống thấm thuận.
Quy trình chống thấm như sau:
a. Sản phẩm đề nghị:
- FOSMIX FLEX 250: Màng chống thấm đàn hồi 2 thành phần gốc xi măng + Polymer đàn hồi cao
- Lưới sợi thủy tinh chống thấm Fiber Glass
b. Chuẩn bị bề mặt:
Chuẩn bị bề mặt tốt là rất quan trọng để đạt được chất lượng chống thấm tối ưu.
Bề mặt phải chắc, cứng, sạch, không có bụi bẩn,dầu, mỡ hay các chất bẩn khác.
Vụn xi-măng, bụi bẩn, chất tháo khuôn, chất bảo dưỡng và các chất bẩn khác phải được làm sạch bằng máy mài ướt, phun nước áp lực cao hay các phương pháp phù hợp khác.
Sửa chữa các hư hỏng bề mặt như lỗ rỗng, tổ ông... bằng vữa sửa chữa chống thấm để có được bề mặt bằng phẳng. Bảo đảm làm ẩm bề mặt bằng nước sạch trước khi ứng dụng màng quét FOSMIX FLEX 250.
c. Quy trình thi công:
Bước 1: Sau khi đục tẩy, vệ sinh sạch sẽ bề mặt bê tông trên sàn mái. Yêu cầu vệ sinh sạch sẽ bề mặt, mài bề mặt bằng máy có gắn đĩa mài bê tông.
Bước 2:Ta tiến hành trộn thành phần A với thành phần B của FOSMIX FLEX 250 vào thùng chứa. Chú ý sử dụng máy khuấy để trộn cho đều 2 thành phần với nhau. Sau đó ta tiến hành thi công quét lớp thứ nhất lớp hoá chất chống thấm FOSMIX FLEX 250 lên trên bề mặt bê tông.
Bước 3: Sau khi lớp vữa thứ nhất của FOSMIX FLEX 250 bắt đầu khô se bề mặt (từ 2-4 giờ) tủy theo nhiệt độ bên ngoài. Ta tiến hành dải lưới Fiber Glass lên trên và tiến hành quét lớp vữa thứ hai lên trên lớp lưới vừa trải.
Bước 4: Sau khi công FOSMIX FLEX 250 lớp 2, đợi khoảng 24h - 36h để cho lớp chống thấm khô ta tiến hành ngâm thử nước trong vòng 24h. Nếu không xảy ra vấn đề gì sẽ làm các bước tiếp theo.
Bước 6: Cán vữa, ốp lát hoàn thiện bề mặt. Các mạch gạch hoàn thiện nên sử dụng xi măng chống thấm Fosmix CM 300W để chít mạch.
Hình ảnh: Đục tẩy và vệ sinh sạch sẽ bề mặt trần mái
Hình ảnh: Dán lưới chân tường xung quanh mái
Hình ảnh: Quét 02 lớp Fosmix Flex 250 toàn bộ trần mái
Trên đây chỉ là hai phương pháp mà chúng tôi thường xuyên đưa vào thi công và đã được kiểm chứng bởi chất lượng của các công trình. Đặc thù các công trình chống thấm thường không giống nhau toàn bộ, vậy nên phương pháp trên là phương pháp chung chúng tôi đưa ra, còn các trường hợp đặc biệt khác thì phải đến khảo sát trực tiếp để lên phương án cụ thể nhất.
Liên hệ trực tiếp bộ phận kỹ thuật & thi công:
Hotline: 0974 223 889 (Mr. Hòa)