2 cách chống thấm tường ngoài nhà | Độ bền 10 - 20 năm

11:36 | 12/05/2020

Khi xây nhà mới, chủ nhà thường loay hoay không biết chọn vật liệu loại gì để chống thấm tường bên ngoài nhà tốt nhất, độ bền cao, dễ làm, mà giá thành hợp lý. 

Chống thấm tường ngoài tốt và lâu dài cần đạt đủ 3 tiêu chí quan trọng nhất:

  1. Kháng được tia UV (vì tia UV trong ánh nắng mặt trời là nguyên nhân gây phá hủy tường, gây rạn nứt, bong tróc)
  2. Chịu được sự thay đổi khắc nghiệt của thời tiết, nóng lạnh co giãn đột ngột gây rạn nứt (Đặc điểm khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam).
  3. Không gây rạn nứt chân chim và khả năng chống thấm lâu dài.

Chống thấm tường bên ngoài nhà, thường thì chủ nhà hay chủ thầu không coi trọng, vì thường cho rằng bên ngoài nhà thì chỉ cần sơn chống thấm trộn xi măng lăn 2 lớp lên là xong, hoặc dùng sơn bên ngoài nhà để lăn lên tường, nhiều nhà thậm chí chỉ quét nước xi măng hồ dầu loãng lên tường.

Chúng ta nên hiểu tường bên ngoài nhà là một trong những nơi chịu các điều kiện khắc nghiệt nhất của một ngôi nhà. Là nơi tiếp xúc trực tiếp tia tử ngoại UV, sự khắc nghiệt của khí hậu: độ ẩm, nóng lạnh đột ngột ...  Hậu quả là sau một vài năm tường rạn nứt, nước thấm vào và phá kết cầu tường, gây bong tróc sơn, ẩm vữa, nấm mốc. Tuổi thọ và thẩm mỹ của ngôi nhà vì thế cũng giảm đi rất nhiều. 

Vì vậy chống thấm tường ngoài cũng là một trong những hạng mục quan trọng cần chú ý để giúp bảo vệ kết cấu và thẩm mỹ của một ngôi nhà.

Hình ảnh: Bức tường sau 2-3 bị rạn nứt rất nhiều. Trời mưa nước thấm từ ngoài vào trong các vết nứt gây thấm tường nhà.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống thấm, bằng sự trải nghiệm và kiểm chứng thực tế trong nghề chúng tôi chọn lọc 2 phương pháp chống thấm tường ngoài tốt và độ bền trên 20 năm để mọi người hiểu rõ hơn và chọn phương pháp cho phù hợp.

Phương pháp 1: Trộn hóa chất Water Seal DPC vào vữa trát tường ngoài (Chống thấm toàn khối)

Ở Việt Nam khái niệm phụ gia chống thấm còn rất mơ hồ. Thường chỉ có các công trình lớn, công trình trọng điểm Quốc gia hay có vốn nước ngoài chất lượng cao mới được chú trọng, ở đó các chuyên gia như tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát nắm rất rõ về tiêu chuẩn kỹ thuật để áp dụng cho công trình. Còn với các công trình dân dụng thì đơn thuần chỉ trát tường vữa bình thường và áp dụng các dạng màng phủ như: sơn ngoại thất, sơn chống thấm trộn xi măng, sơn PU, sơn gốc dầu, bitum ... Vì thế độ bền chống thấm tường ngoài của các bức tường thường chỉ được 1 vài năm, tường sau đó bị rạn nứt, phong hóa, xâm thực nước gây bong tróc vữa, thấm nước, phá hủy kết cấu ngôi nhà, bong tróc sơn, ẩm mốc.
 
 
Công ty Tech Dry xin đưa ra giải pháp kỹ thuật chống thấm tường ngoài hiệu quả ngay từ đầu và cho độ bền theo tuổi thọ công trình lên tới 40-50 năm. Phương pháp tối ưu nhất là trộn hóa chất Water Seal DPC (Công nghệ Australia) vào vữa để trát tường ngoài. 
 
Một số đặc tính chống thấm tường ngoài cơ bản của Water Seal DPC như sau:
  • Công nghệ và nguyên liệu gốc 100% của Australia (Cty Tech Dry PTY Australia)
  • Các hoạt chất tinh thể phân bố toàn khối với lớp vữa, nằm vĩnh viễn trong vật liệu.
  • Tuổi thọ lớp chống thấm vĩnh viễn với vật liệu (Công trình dân dụng 40-50 năm).
  • Kháng được tia UV cao.
  • Chịu được sự thay đổi đột ngột của thời tiết (nắng mưa thất thường)
  • Nâng cao chất lượng và độ bền. Tức là tường ngoài sẽ không bị rạn nứt châm chim và bong rộp lớp vữa

Quy trình như sau:

Bước 1: Trộn vữa chống thấm cấp phối mác 75

- Cấp phối cho 1 m3 vữa chống thấm mác 75: 320 kg xi măng PCB 30 + 1,03 m3 cát đen mịn + hỗn hợp (19 lít Water Seal DPC + 191 nước sạch).

Bước 2: Phun tạo ẩm bề mặt

- Phun tạo ẩm toàn bộ bề mặt tường gạch trước khi trát, điều này rất quan trọng giúp vữa không bị hút nước quá nhanh hay rạn nứt châm chim.

Bước 3: Đóng lưới sắt các vị trí giáp lai

- Các vị trí tiếp giáp giữa dầm, cột, sàn bê tông và tường gạch cần đóng lưới sắt để tránh sau này kết cấu tường bị rạn nứt tạo thành khe hở.

- Các lỗ giáo cũng cần đóng lưới để tránh rạn nứt sau này

Bước 4: Trát vữa chống thấm Water Seal DPC như trát vữa bình thường.

Bước 5: Áp dụng các biện pháp che chắn, như phủ bạt để tường không tiếp xúc ánh nắng bị khô quá nhanh, không cần phun nước bảo dưỡng.

Lời kết:

Dù có rất nhiều các phương pháp chống thấm cho tường ngoài, nhưng phương pháp trộn Water Seal DPC vào vữa trát tường ngoài ngay từ ban đầu là phương pháp cho độ bền và hiệu quả lâu dài, giá thành hợp lý, và dễ làm nhất. Giá vật tư trát tường ngoài độ dày trung bình 15 mm là: 55.000 vnđ/ m2.

Phương pháp 2: Phun hóa chất Water Seal DPC hoặc Proseal MS dạng thẩm thấu
 
Với các tường đã trát bằng vữa thường rồi thì chúng tôi đưa giải pháp phun hóa chất Water Seal DPC hoặc Proseal MS (gốc dầu) để chống thấm tường ngoài. Với 2 loại này chỉ khác nhau duy nhất về thời gian phun giữa các lớp.
 
  • Phun chống thấm Water Seal DPC: Phun 2 lớp cách nhau 30-60 phút.
  • Phun chống thấm Proseal MS: phun 2 lớp liên tục nhau (wet on wet) tức là phun lớp 1 xong thì tiếp tục phun lớp 2 hay lớp 3 ngay sau đó (thời gian không quá 5 phút) vì hóa chất gốc dầu nên khô rất nhanh.
Đặc điểm Water Seal DPC như đã trình bày bên trên. Hai loại vật liệu này chỉ khác nhau thời gian khô giữa khác lớp, Water Seal DPC khô chậm hơn Proseal MS. Dưới đây là đặc điểm tính chất của sản phẩm Proseal MS.
Đặc điểm Proseal MS:
  • Công nghệ và nguyên liệu gốc 100% của Australia (Cty Tech Dry PTY Australia)
  • Các hoạt chất tinh thể thẩm thấu rất sâu vào lớp vữa từ 3-5mm tùy thuộc định mức, nằm rất lâu trong vật liệu.
  • Tuổi thọ lớp chống thấm từ 10 - 20 năm.
  • Kháng được tia UV cao.
  • Chịu được sự thay đổi đột ngột của thời tiết (nắng mưa thất thường)
  • Thời gian khô nhanh tạo màng: từ 3-4 giờ
  • Nâng cao chất lượng và độ bền. Tức là giúp tường ngoài hạn chế tối đa rạn nứt hay bong rộp vữa.

Quy trình như sau:

Bước 1: Đổ hóa chất vào bình phun và lắc đều.

- Đối với tường mới thì không cần phải vệ sinh bề mặt. Với tường cũ nếu có rêu mốc, cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt trước khi phun chống thấm để đạt hiệu quả cao nhất.

- Đổ hóa chất vào bình phun (dạng bình tưới cây phun sương) áp lực thấp và chú ý lắc đều trước khi phun. Tránh tình trạng hóa chất bị lắng cặn, phun hóa chất không phân bố đều bề mặt.

Bước 2: Phun hóa chất lên bề mặt tường ngoài.

- Đối với Water Seal DPC: phun 02-03 lớp. Phun lớp sau cách lớp trước không quá 60 phút để hiệu quả tối ưu, hóa chất thẩm thấu sâu nhất vào bề mặt vật liệu.

 

- Đối với Proseal MS: phun 02 lớp liên tục nhau (wet on wet), tức là phun lớp đầu tiên xong phun ngay lớp thứ 2 để thẩm thấu sâu bên trong vật liệu (thời gian giữa các lớp 3-5 phút). Do Proseal MS gốc dầu nên khô rất nhanh nên để lâu thì lớp trước tạo màng rồi thì lớp sau phun vào sẽ không thẩm thấu, do đó lớp chống thấm sẽ không thẩm thấu sâu nên không đạt hiệu quả tối ưu và độ bền.

Hình ảnh: Thợ đang phun chống thấm tường mới bên ngoài nhà bằng Water Seal DPC 

Lời kết:
 
- Phun hóa chất Water Seal DPC hay Proseal MS chống thấm tường ngoài cho độ bền cũng rất lâu dài, từ 10 - 20 năm. So với tuổi thọ lớp sơn chống thấm từ 3-5 năm thì việc phun hóa chất chống thấm tường ngoài có độ bền cao hơn rất nhiều lần. Lý do độ bền hóa chất phun này cao hơn vì hóa chất có thành phần trơ, thẩm thấu sâu trong vật liệu 3-5 mm, không bong tróc nên chịu tia UV cao hơn rất nhiều so với lớp sơn. Các loại sơn thông thường cấu tạo chính từ nhựa Acrylic, màu và các phụ gia độn, tạo màng rất mỏng 0,3 mm nên chịu tia UV, và sốc nhiệt kém hơn.
 
- Công nghệ phun chống thấm tường ngoài được nước ngoài áp dụng rất nhiều, đặc biệt là nước Australia sử dụng rất nhiều. Điều kiện thời tiết của Australia cũng là thời tiết nhiệt đới giống Việt Nam. Nên Tech Dry Việt Nam chọn công nghệ Australia áp dụng cho hạng mục chống thấm tường ngoài.
 
- Giá vật liệu rất hợp lý:
  • Phun 02 lớp Water Seal DPC (Định mức 1 lít/ 5 m2) giá vật liệu trên m2 là: 44.000 vnđ/ m2.
  • Phun 02 Proseal lớp MS (Định mức 1 lít/5 m2) giá vật liệu trên m2 là:  56.000 vnđ/ m2.