Chống thấm sàn mái sử dụng màng khò nóng hay hóa chất chống thấm tạo màng
15:14 | 25/02/2016Câu hỏi: Tôi xây nhà, đang cần chống thấm khu vực sàn mái diện tích rộng khoảng gần 200 m2. Hiện nay tôi đang rất phân vân nên chống thấm sàn mái bằng màng khò nóng hay hóa chất gốc xi măng đàn hồi, ưu nhược điểm, độ bền của hai phương pháp. Có rất nhiều các đơn vị chống thấm vào công trình của tôi giới thiệu chủ yếu là hai phương pháp này nhưng đều nói rất hay. Kính mong quý công ty giải đáp, đưa ra tư vấn để tôi hiểu rõ hơn đồng thời giá cả của hai phương pháp.
Anh Dũng, Võ Thị Sáu - Hai Bà Trưng - TP. Hà Nội
Trả lời: Xin chào anh Dũng. Hiện nay công nghệ phát triển có rất nhiều các vật liệu, hóa chất để chống thấm sàn mái rất tốt, hai phương pháp mà anh đề cập đến là tiêu biểu và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Trước hết để chống thấm sàn mái được chất lượng tốt, độ bền cao phụ thuộc rất nhiều yếu tố trong đó yếu tố vật liệu phù hợp và chất lượng thợ chống thấm kết hợp với giám sát chặt chẽ là quan trọng nhất. Nếu so sánh hai phương pháp chống thâm trên ở Việt Nam thì phương pháp sử dụng Hóa chất gốc xi măng đàn hồi có nhiều ưu điểm nổi trội hơn hẳn so với phương pháp sử dụng màng khò nóng bitum.
* Phương pháp màng khò nóng bitum có các nhược điểm lớn sau:
1. Độ bám dính với sàn bê tông kém, sau vài năm chịu thời tiết nắng nóng bitum sẽ bị lão hóa nhanh chóng, màng bitum và bê tông vì thế cũng tách lớp dẫn đến nếu bị thấm một điểm nào đó thì gần như toàn bộ sàn sẽ bị thấm.
2. Bê tông không thoát được hơi nước, gây ngưng tụ hơi nước giữa lớp màng và bê tông, trời nồm còn có thể gây thấm nấm mốc trần tầng áp mái.
3. Thi công màng khò nóng phức tạp đòi hỏi bề mặt bê tông phải khô ráo bằng phẳng, tay nghề thợ lâu năm tỉ mỉ cẩn thận. Với điều kiện chất lượng xây dựng ở Việt Nam thì những yêu cầu này rất khó khả thi. Thợ xây dựng thường trộn vữa, rồi vương vãi vữa xây ra sàn, nước, rồi khi thợ chống thấm đến vệ sinh bề mặt sẽ đục tẩy mài sàn dẫn đến bề mặt không bằng phẳng. Theo tôi được biết đa số các công ty chống thấm tại Việt Nam thưởng rất ẩu trong công tác vệ sinh bề mặt chống thấm, có làm nhưng thường sơ sài, không giám sát hoặc thợ không ý thức thì làm rất ẩu.
4. Tính độc hại cho môi trường, về lâu dài ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Hình 1: Thợ thi công dán màng khò nóng chống thấm mái
Hình 2: Màng khò nóng bị bong rộp lão hóa sau 3 năm sử dụng
* Phương pháp sử dụng Hóa chất chống thấm gốc xi măng đàn hồi: với phương pháp này vật liệu rất phù hợp và tốt đối với khí hậu Việt Nam, chỉ chú ý đến quy trình thi công vì thi công phương pháp này cũng yêu cầu độ cẩn thận tỉ mỉ cao, từ vệ sinh bề mặt, trộn hóa chất cho đúng tỉ lệ, sao cho các công đoạn chuẩn theo quy trình thì chất lượng chống thấm sẽ rất cao, độ bền lớp chống thấm lên tới vài chục năm.
Sử dụng hóa chất gốc xi măng đàn hồi (màng xi măng đàn hồi) có những ưu điểm rất lớn đó là:
1. Độ bám dính với mặt sàn bê tông rất cao, do bê tông và hóa chất đều là gốc xi măng, mặt khác hóa chất gốc xi măng có thêm thành phần Polymer nên độ bám dính rất cao gần như đồng nhất với mặt sàn bê tông nếu chúng ta vệ sinh sạch sẽ bề mặt và thi công đúng quy trình.
2. Đặc tính sàn mái chính là co giãn nhiệt theo nhiệt độ môi trường bên ngoài, mùa nóng giãn ra mùa lạnh co lại vì thế màng hóa chất gốc xi măng độ đàn hồi cao rất thích hợp.
3. Hóa chất tạo màng gốc xi măng cho phép bốc hơi nước, điều này là cực kỳ quan trọng bởi vậy trời nồm ẩm hay khi bê tông thoát hơi nước một cách dễ dàng, không gây thấm hay ẩm mốc xuống trần bên dưới. Đồng thời chính yếu tố này giúp lớp màng này bền hơn so với màng khò nóng bitum.
4. Khác với màng khò nóng chống thấm là phụ thuộc tay nghề thợ quá nhiều do màng khò không liên tục mà có các tấm ghép lại với nhau. Phương pháp hóa chất tạo mạng gốc xi măng liên tục giữa các lớp với nhau độ bám dính rất cao nên không có chuyện chồng mép giữa các lớp.
Hình 3: Chống thấm sử dụng Hóa chất tạo màng xi măng Polymer đàn hồi
Trên đây chỉ là một số tư vấn tôi đưa ra để anh tham khảo để có sự lựa chọn cho riêng mình. Còn về vấn đề đơn giá hai phương pháp thì còn dao động tùy yếu tố, hãng vật liệu, mặt bằng, điều kiện thi công, bảo hành, nhìn chung giá hai phương pháp gần bằng nhau dao động từ 200.000 - 300.000 đ/ m2. Trên thị trường có các đơn vị chào giá rất thấp nhưng trong quá trình thi công thì thường vật liệu kém chất lượng, bớt xén vật tư, không tuân thủ đúng quy trình thi công, thợ non kinh nghiệm, giám sát không chặt chẽ dẫn đến chất lượng chống thấm kém. Có những công trình chúng tôi nhận làm chỉ vài tháng sau khi sử dụng bị thấm lại, sửa chữa rất tốn kém, nhiều hạng mục đi vào sử dụng còn không thể sửa chữa được do vấn đề vướng mặt bằng. Vì thế khi chọn lựa đơn vị thi công cần xem xét kỹ đến quy trình, chủng loại vật liệu, sự uy tín cẩn thận của đơn vị thi công.